Thực hành yoga có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt nhiều căn bệnh ngặt nghèo thường hay gặp ở phụ nữ bằng cách đem lại một giải pháp chữa trị nhằm thẳng vào gốc rễ của căn bệnh. Yoga giúp điều chỉnh lại các yếu tố có thể là tác nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp, tiểu đường, khó tiêu, thoái hóa xương và khớp, thoát vị và giãn tĩnh mạch. Đồng thời, yoga còn giúp điều hòa các rối loạn kinh nguyệt, mất cân bằng tuyến giáp, ảnh hưởng của chứng loãng xương và các tác động phụ của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.
- Mệt mỏi trong thời gian kinh nguyệt (không phải là một căn bệnh, nhưng đôi khi nó có thể gây khó chịu cho bạn. Trong thời gian kinh nguyệt, bạn hãy tránh tập các tư thế đảo ngược hay đứng, và hãy thực hành các thế gập người về phía trước, vì chúng kiểm soát dòng chảy của máu và cản trở lượng máu ra quá nhiều. Các chuỗi bài tập sau đây sẽ đem lại lợi ích cho cơ thể của bạn_ tùy vào mức độ khó chịu, có thể tập 1 động tác Adhomukha Virasana thôi cũng được).
- Đau bụng khi hành kinh (các cơn co thắt ở vùng khung chậu ngay trước hoặc trong khi phụ nữ có kinh là do tử cung co thắt trong khi niêm mạc của nó bị tróc ra. Thường cơn đau có đi kèm cảm giác buồn nôn, đau đầu, đại tiện nhiều lần. Tập chuỗi động tác sau đều đặn sẽ cải thiện dần dần. Lưu ý: chuỗi này không tập lúc đang có kinh).
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (Đây là trạng thái xuất hiện trước khi có kinh 3,4 ngày và sẽ dịu đi sau khi bắt đầu kỳ nguyệt san. Triệu chứng bao gồm tâm trạng nóng nảy, các cơn đau ở bụng, đau dưới thắt lưng và đau chân).
- Thời kỳ mãn kinh (Chu kỳ kinh nguyệt thường chấm dứt khi người phụ nữ vào khoảng 45 đến 55 tuổi. Nó có thể ngưng đột ngột hoặc sau một loạt các rối loạn kinh nguyệt. Việc chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt gây ra các biến đổi về hoóc môn và có thể làm cho bạn đổ mồ hôi, bị các cơn bốc hỏa, trầm uất, mất ngủ và tâm trạng thất thường).
- Xuất huyết tử cung (Đây là tình trạng xuất huyết nhiều và bất thường giữa các kỳ kinh. Nguyên nhân do u nang hay u xơ tử cung, sảy thai, viêm tử cung, hay tử cung lệch).
- Bệnh huyết trắng (Quá nhiều huyết trắng xuất ra từ âm đạo có thể gây khó chịu và bối rối cho bạn. Nguyên nhân thường là do stress, có dị vật trong âm đạo, hay một chứng viêm nhiễm).
- Chứng rong kinh (Kỳ kinh nhiều bất thường hoặc kéo dài, cách nhau có thể không đều. Nguyên nhân có thể là do u xơ, mất cân bằng hoóc môn hay do bạn đặt vòng tránh thai. Kỳ rong kinh có thể kéo dài cho tới một tuần lễ, thường có đặc điểm là ra nhiều máu vón thành cục).
- Tắt kinh - còn được gọi là chứng vô kinh (sự không có hoặc ngưng có kinh) Trong chứng vô kinh tiền phát, chu kỳ kinh nguyệt hoàn toàn không xuất hiện. Trong chứng vô kinh thứ phát, chu kỳ kinh nguyệt bị ngừng lại trong ba kỳ hay nhiều hơn. Nguyên nhân là do tập luyện quá sức, stress hay rối loạn trong chế độ dinh dưỡng.
- Sa tử cung (Tình trạng này xảy ra khi cơ bắp và dây chằng của khung chậu trở nên yếu và chùng xuống, và kết quả là tử cung bị sa khỏi vị trí của nó. Nguyên nhân là do tuổi tác, béo phì hoặc sinh đẻ nhiều).
- Bệnh vô sinh (Đôi khi, sau một năm quan hệ chăn gối không áp dụng các biện pháp ngừa thai, người phụ nữ vẫn không thụ thai. Nguyên nhân là do sự mất quân bình về hoóc môn, các khối u, u nang, hoặc do mất chức năng phóng noãn, hay viêm nhiễm ở khung chậu).
1 Bài học - 3 phút
1 Bài học - 5 phút
1 Bài học - 5 phút